Lý do khách hàng chọn TYVY
Không kê giá
|
Hầu hết có trình độ Thạc sĩ |
Hơn 8 năm kinh nghiệm cùng mạng lưới làm việc mạnh mẽ trong ngành du thuyền |
Quảng cáo của Google (TYVY không chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo)
Tư vấn thuế phí nhập khẩu ca nô | du thuyền
Tùy theo giấy đăng kiểm ca nô | du thuyền với cấp đăng kiểm (Tàu sông hay tàu biển, quý khách xem thêm tại mục tư vấn đăng kiểm, tại đây) sẽ có các mức phí và thuế khác nhau, tuy nhiên có các loại mức thuế và phí cơ bản như sau, khi quý khách nhập tàu từ nước ngoài về Việt Nam:
Thuế gồm:
Phí gồm:
Ngoài ra, quý khách còn có các loại phí dịch vụ du thuyền khác theo nhu cầu của quý khách như:
Cố vấn thông tin - Đội ngũ giám khảo và chuyên gia về du thuyền của Cty Du thuyền & Giáo dục TYVY
ĐT: (84) 979.006.247 | Email: TYVY.net@gmail.com
Thuế gồm:
- Thuế nhập khẩu/ thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế giá trị gia tăng;
Phí gồm:
- Chi phí vận chuyển (phí CIF / FOB),
- Chi phí làm hàng;
- Chi phí thủ tục hải quan nhập khẩu, thông quan;
- Chi phí đăng kiểm ca nô / du thuyền;
- Chi phí đăng ký lưu hành (thuế trước bạ, chi phí ra biển số);
Ngoài ra, quý khách còn có các loại phí dịch vụ du thuyền khác theo nhu cầu của quý khách như:
- Chi phí dịch vụ du thuyền đàm phán hợp đồng mua bán để có giá tốt;
- Chi phí kỹ thuật giám định du thuyền (giám định không phá hủy NDT, kiểm tra trên đà /cẩu phần kết cấu thân vỏ/ hệ thống máy chính);
Cố vấn thông tin - Đội ngũ giám khảo và chuyên gia về du thuyền của Cty Du thuyền & Giáo dục TYVY
ĐT: (84) 979.006.247 | Email: TYVY.net@gmail.com
Thuế nhập khẩu ca nô / du thuyền hạng nhẹ
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Ngày 27/2/2019, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1153/TCHQ-TXNK hướng dẫn doanh nghiệp xác định mức thuế nhập khẩu ca nô.
Theo đó, mặt hàng ca nô được phân loại vào nhóm 89.03 “Du thuyền hạng nhẹ va các loại tàu thuyền khác phục vụ nghỉ ngơi, giải trí hoặc thể thao; thuyền dùng mái chèo và cano” có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
Trường hợp hàng được nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.
Ngày 27/2/2019, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1153/TCHQ-TXNK hướng dẫn doanh nghiệp xác định mức thuế nhập khẩu ca nô.
Theo đó, mặt hàng ca nô được phân loại vào nhóm 89.03 “Du thuyền hạng nhẹ va các loại tàu thuyền khác phục vụ nghỉ ngơi, giải trí hoặc thể thao; thuyền dùng mái chèo và cano” có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
Trường hợp hàng được nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.
Quảng cáo của Google (TYVY không chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo)
Xuất xứ hàng hóa (Giấy C/O)
I. ĐỊNH NGHĨA CHUNG 1:
1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.
6. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
7. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.
10. Tỷ lệ Phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng. Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.
11. Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.
12. Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu.
13. Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.
14. Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.
15. Nguyên liệu là bất cứ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp tự nhiên thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.
16. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại Chương III Nghị định này.
17. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
II. ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN KHÁC:
1. Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.2
2. Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản nêu cụ thể quốc gia mà tại đó hàng hóa được trồng, được sản xuất, được chế biến hay lắp ráp.3
3. Hệ thống hài hòa hóa hay gọi đơn giản là HS (Harmonized System) là một danh pháp thuế quan toàn cầu, một hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi (mô tả) và mã số (mã HS) được sử dụng để phân loại mọi mặt hàng thương mại trên toàn thế giới bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Hệ thống này có hiệu lực năm 1988 và được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Quốc tế (WCO).
Danh mục này bao gồm khoảng 5.000 nhóm hàng, được xác định bằng 6 chữ số, được sắp xếp theo một cấu trúc pháp lý và hợp lý và chúng được giải thích bằng những quy tắc được định nghĩa rõ ràng để đảm bảo việc phân loại hàng hóa theo 1 cách thống nhất.4
_______________________
1 Theo điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018
2 Theo ICC
3 Theo USAID
4 Theo WCO
1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.
6. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
7. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.
10. Tỷ lệ Phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng. Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.
11. Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.
12. Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu.
13. Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.
14. Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.
15. Nguyên liệu là bất cứ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp tự nhiên thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.
16. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại Chương III Nghị định này.
17. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
II. ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN KHÁC:
1. Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.2
2. Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản nêu cụ thể quốc gia mà tại đó hàng hóa được trồng, được sản xuất, được chế biến hay lắp ráp.3
3. Hệ thống hài hòa hóa hay gọi đơn giản là HS (Harmonized System) là một danh pháp thuế quan toàn cầu, một hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi (mô tả) và mã số (mã HS) được sử dụng để phân loại mọi mặt hàng thương mại trên toàn thế giới bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Hệ thống này có hiệu lực năm 1988 và được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Quốc tế (WCO).
Danh mục này bao gồm khoảng 5.000 nhóm hàng, được xác định bằng 6 chữ số, được sắp xếp theo một cấu trúc pháp lý và hợp lý và chúng được giải thích bằng những quy tắc được định nghĩa rõ ràng để đảm bảo việc phân loại hàng hóa theo 1 cách thống nhất.4
_______________________
1 Theo điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018
2 Theo ICC
3 Theo USAID
4 Theo WCO
1. Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)1:
Vai trò cơ bản của Quy tắc Xuất xứ là việc xác định quốc gia xuất xứ của một mặt hàng cụ thể. Các yêu cầu pháp lý hoặc hành chính bắt buộc phải tuân thủ khi hàng hóa được giao dịch trên thị trường quốc tế. Điều này là cần thiết cho việc thực hiện các công cụ chính sách thương mại khác nhau như áp đặt thuế nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch hoặc thống kê thương mại.
Các bước đầu tiên là phân loại hàng hóa và xác định trị giá của hàng hóa, bước tiếp theo và cuối cùng là việc xác định nước xuất xứ của một sản phẩm cụ thể. Việc phân loại hàng hóa và xác định trị giá là rất quan trọng trong công việc làm thủ tục hải quan, nhưng đây là những công cụ cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa theo nghĩa các quy tắc xuất xứ là những quy tắc áp dụng cụ thể cho một sản phẩm nhất định liên quan đến các mã HS cụ thể, và nếu quy tắc xuất xứ áp dụng theo trị giá gia tăng thì cần phải xác định trị giá hải quan của các thành phần cấu thành sản phẩm.
_______________________
1 Theo WTO
2 Theo WCO
- Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính sách thương mại;
- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) hoặc ưu đãi khác hay không;
- Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia;
- Áp dụng quy định về yêu cầu gắn nhẵn, mác đối với hàng hóa; và
- Dùng cho việc mua bán của chính phủ.
Vai trò cơ bản của Quy tắc Xuất xứ là việc xác định quốc gia xuất xứ của một mặt hàng cụ thể. Các yêu cầu pháp lý hoặc hành chính bắt buộc phải tuân thủ khi hàng hóa được giao dịch trên thị trường quốc tế. Điều này là cần thiết cho việc thực hiện các công cụ chính sách thương mại khác nhau như áp đặt thuế nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch hoặc thống kê thương mại.
Các bước đầu tiên là phân loại hàng hóa và xác định trị giá của hàng hóa, bước tiếp theo và cuối cùng là việc xác định nước xuất xứ của một sản phẩm cụ thể. Việc phân loại hàng hóa và xác định trị giá là rất quan trọng trong công việc làm thủ tục hải quan, nhưng đây là những công cụ cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa theo nghĩa các quy tắc xuất xứ là những quy tắc áp dụng cụ thể cho một sản phẩm nhất định liên quan đến các mã HS cụ thể, và nếu quy tắc xuất xứ áp dụng theo trị giá gia tăng thì cần phải xác định trị giá hải quan của các thành phần cấu thành sản phẩm.
_______________________
1 Theo WTO
2 Theo WCO
Luật áp dụng
Xuất xứ hàng hóa là các quy tắc và yêu cầu liên quan để xác định hàng hóa có nguồn gốc tại một nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể theo từng quy tắc xuất xứ cụ thể. Các quy tắc xuất xứ chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình được phân loại trong danh mục mã HS hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), không áp dụng để xác định hàng hóa như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, và nguồn gốc của con người.
1. Quy định chung:
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam (C/O mẫu B, mẫu DA59, mẫu Peru, Turkey, …):
Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa).
3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập – GSP (C/O mẫu A):
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập hay gọi tắt là GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước giàu hay còn gọi là các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản, …).
Xuất xứ hàng hóa là các quy tắc và yêu cầu liên quan để xác định hàng hóa có nguồn gốc tại một nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể theo từng quy tắc xuất xứ cụ thể. Các quy tắc xuất xứ chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình được phân loại trong danh mục mã HS hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), không áp dụng để xác định hàng hóa như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, và nguồn gốc của con người.
1. Quy định chung:
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam (C/O mẫu B, mẫu DA59, mẫu Peru, Turkey, …):
Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa).
3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập – GSP (C/O mẫu A):
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập hay gọi tắt là GSP (Generalized System of Preferences) là hệ thống ưu đãi thuế quan được các nước giàu hay còn gọi là các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (nước thụ hưởng) hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng (EU, Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản, …).
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu (Handbook on The Scheme of European Union);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy (Handbook on The Scheme of Norway);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thụy Sỹ (Handbook on The Scheme of Switzerland);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nhật Bản (Handbook on The Scheme of Japan);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Canada (Handbook on The Scheme of Canada);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của New Zealand (Handbook on The Scheme of New Zealand);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Australia (Handbook on The Scheme of Australia);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Hoa Kỳ (Handbook on TheScheme of US);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Thổ Nhĩ Kỳ (Handbook on The Scheme of Turkey);
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nga, Belarus, Kazakhstan (Handbook on The Scheme of Russia-Belarus-Kazakhstan).
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN – Australia và New Zealand (Thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (Thông tư 36-2010-TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Ấn Độ (Thông tư 15/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản (Quyết định 44/2008/QD-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2008);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc (Thông tư 04/2015/TT-BCT ngày 16/03/2015 sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-ATIGA (Thông tư 42/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (Thông tư 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (Thông tư 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 5 năm 2009);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016);
- Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Chile (Thông tư 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013).
- Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 – Phân loại HS (Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 26/6/2017 của Bộ Tài Chính);
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ);
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016);
- Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo (Nghị định số 109/2010/ND-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ);
- Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu (Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/2/2010 của Chính phủ);
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 về việc thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA của ASEAN (Thông tư 27/2017/TT-BCT ngày 06 tháng 12 năm 2017);
- Hướng dẫn chung (Annex II-B) về khai Giấy chứng nhận xuất xứ ICO (Quy định số EB 3775/01 ngày 12/4/2001 của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO)
- Mã quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu cà phê (Quy định số ICC 102-9 ngày 27/4/2009 của ICO);
- Mã cảng xuất khẩu cà phê (Quy định số WP Council 174/08 Rev. 1 ngày 9/9/2009 của ICO);
- Quy định liên quan khác đối với mặt hàng cà phê (Quy định số ED 1918/04 ngày 24/5/2004);
- Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa không đáp ứng quy định xuất xứ (Quy định về nội dung xác nhận trên fom X).
Thủ tục cấp C/O
1. Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O:
Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)1;
Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.
VD: C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, … hoặc C/O mẫu B – Phụ lục I – thông tư 05/2018/TT-BCT
Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:
Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
Chứng từ xuất khẩu:
5. Khai C/O qua mạng:
Doanh nghiệp khai C/O trên website: https://comis.covcci.com.vn và thực hiện theo từng bước theo yêu cầu/hướng dẫn tại website.
Lưu ý: Trước khi khai C/O qua mạng, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân với chữ ký số được kích hoạt trên trang web: https://comis.covcci.com.vn.
1 Việc khai báo thiếu chính xác mã HS của sản phẩm sẽ dẫn đến khả năng từ chối cấp C/O tại Việt Nam hoặc bị từ chối tiếp nhận C/O của hải quan nước nhập khẩu.
2 Doanh nghiệp đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc thông tin của doanh nghiệp được thay đổi hoặc cập nhật 2 năm/lần theo quy định.
Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)1;
Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.
VD: C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, … hoặc C/O mẫu B – Phụ lục I – thông tư 05/2018/TT-BCT
Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản ngoại lệ/đặc biệt sau:
- Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi ãm số hang hóa”;
- Quy định cộng gộp song phương;
- Quy định cộng gộp khu vực;
- Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Thông tin của thương nhân (Mẫu VCCI HCM);
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và mẫu dấu (Mẫu số 01 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);
- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an (nếu có).
Chứng từ xuất khẩu:
- Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);
- Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
- Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có xác nhận của thương nhân);
- Bản sao hóa đơn thương mại (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi (Chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau);
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ (Phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT);
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
- Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);
- Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
- Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
5. Khai C/O qua mạng:
Doanh nghiệp khai C/O trên website: https://comis.covcci.com.vn và thực hiện theo từng bước theo yêu cầu/hướng dẫn tại website.
Lưu ý: Trước khi khai C/O qua mạng, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân với chữ ký số được kích hoạt trên trang web: https://comis.covcci.com.vn.
1 Việc khai báo thiếu chính xác mã HS của sản phẩm sẽ dẫn đến khả năng từ chối cấp C/O tại Việt Nam hoặc bị từ chối tiếp nhận C/O của hải quan nước nhập khẩu.
2 Doanh nghiệp đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc thông tin của doanh nghiệp được thay đổi hoặc cập nhật 2 năm/lần theo quy định.
Quy định về niên hạn của du thuyền và ca nô được phép nhập khẩu
Xem hoặc tải về bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Nguồn: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Xem hoặc tải về bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Nguồn: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT