Cuộc sống du học không long lanh như trên TV
Hai năm trước, 16 tuổi, là đứa con gái út khá bướng bỉnh và được cưng chiều, em được ba mẹ đồng ý cho đi du học. Ý nghĩ đi du học Mỹ đối với em lúc đó thật là đơn giản. Qua Mỹ sẽ gặp khó khăn, nhưng mình sẽ làm quen được với nhiều bạn mới. Tự tin với khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ của mình, em hăng hái chuẩn bị đón nhận những kiến thức từ đất nước xa lạ này.
16 tuổi. Nghĩ lại những gì đã qua em thấy mình và các bạn trong cùng hoàn cảnh thật can đảm khi quyết định đi du học. Trường em học là trường tư, nằm gần như trong rừng của Thompson, Connecticut. Bang em ở vốn đã không phải là tiểu bang lớn và nhiều người Việt như Cali hay Texas mà trường lại nằm ở vùng thôn quê. Trường em chỉ có 300 người và xung quanh trường thì hầu như chỉ toàn là cây.
Đến Mỹ rồi mới biết cuộc sống ở đây không phải như New York hay Boston sang trọng như trên TV vẫn thường chiếu. Em là người Việt duy nhất ở trong trường và khác với ở Việt Nam, mình luôn phải là người bắt chuyện trước với người ta, không thì chẳng ai sẽ nói chuyện với mình hết. Mới đầu qua, em rất lóng ngóng, đã biết nói gì đâu mà đòi bắt chuyện với người Mỹ, vậy là em trở nên trầm lặng lắm.
Bên chỗ em ở thời tiết đa số là lạnh quanh năm. Đêm tháng 10 mà lạnh tới 5 độ C. Nằm trong ký túc xá ngủ, không đêm nào là em không nhớ Việt Nam. Nhớ giọng ba mẹ, nhớ những đêm em sắp đi Mỹ, mẹ lên phòng nằm ôm em ngủ. Nửa đêm tỉnh giấc, nhớ mỗi buổi tối ra lan can nhìn xe cộ chạy cũng vui, vậy mà bây giờ nhìn ra bốn phía chỉ là màn đêm tối như mực. Cái lạnh xa nhà, cái vắng vẻ của sự cô đơn càng làm mình thêm tủi thân. Em nhớ có lần trường em có home coming, đó là tuần lễ ba mẹ vào trường thăm con mình. Lúc đó em đang ngồi an trưa một mình, tự nhiên nhìn qua bàn đối diện, thấy mẹ của một bạn người Hàn Quốc, bay qua đến Mỹ thăm bạn ấy, ngồi đút cho bạn ăn mà tự nhiên em lại chảy nước mắt.
Nhớ gia đình đã đành, lại còn nhớ mấy đứa bạn nối khố của mình ở Việt Nam nữa. Ngày em đi tụi nó ra sân bay tiễn lúc nửa đêm mà đứa nào cũng khóc. Sống ở Mỹ rối mới biết, tình cảm con người là quý lắm. Người Mỹ dù bên ngoài có thân thiện đến mấy thì người ta cũng nghĩ cho bản thân mình trước hết chứ không phải sống như Việt Nam. Khi đã học một năm ở Mỹ rồi, ngoài những giờ học trên lớp, em rất ít giao tiếp với các bạn trong các buổi party hay dance. Party ở Việt Nam có thể đơn giản đi ăn rồi đi chơi, còn các party ở đây thì không thể thiếu rượu mạnh, thuốc lá và thậm chí các loại thuốc gây kích thích nữa.
Đi du học là phải tự hứa nhiều lắm. Phải gan lỳ thì mới vượt qua được. Đôi khi thấy người ta thay đổi, từ một người thân thiện mình quen biết, trở thành người mình không nhận ra nữa, cũng là chuyện bình thường. Khi xã hội phát triển thì người ta luôn vướng bận đến chuyện kinh tế để rồi quên mất giá trị tinh thần còn quan trọng hơn nữa.
Em có biết người bạn, không chịu nổi với những áp lực ở đây nên đã quay về Việt Nam khi đang học giữa chừng. Bạn ấy đang phải điều trị tâm lý sau những tháng ngày sống trầm lặng ở đây.
Không thể nào giải thích rõ để người ta có thể hiểu hết được cuộc sống ở Mỹ là ra sao, chỉ khi họ bước vào cuộc mới có thể cảm nhận được. Em mong mọi người hãy chuẩn bị thật kĩ, cả về mặt tài chính lẫn tinh thần trước khi quyết định sang Mỹ để tránh sốc.
Theo Vnexpress
Hai năm trước, 16 tuổi, là đứa con gái út khá bướng bỉnh và được cưng chiều, em được ba mẹ đồng ý cho đi du học. Ý nghĩ đi du học Mỹ đối với em lúc đó thật là đơn giản. Qua Mỹ sẽ gặp khó khăn, nhưng mình sẽ làm quen được với nhiều bạn mới. Tự tin với khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ của mình, em hăng hái chuẩn bị đón nhận những kiến thức từ đất nước xa lạ này.
16 tuổi. Nghĩ lại những gì đã qua em thấy mình và các bạn trong cùng hoàn cảnh thật can đảm khi quyết định đi du học. Trường em học là trường tư, nằm gần như trong rừng của Thompson, Connecticut. Bang em ở vốn đã không phải là tiểu bang lớn và nhiều người Việt như Cali hay Texas mà trường lại nằm ở vùng thôn quê. Trường em chỉ có 300 người và xung quanh trường thì hầu như chỉ toàn là cây.
Đến Mỹ rồi mới biết cuộc sống ở đây không phải như New York hay Boston sang trọng như trên TV vẫn thường chiếu. Em là người Việt duy nhất ở trong trường và khác với ở Việt Nam, mình luôn phải là người bắt chuyện trước với người ta, không thì chẳng ai sẽ nói chuyện với mình hết. Mới đầu qua, em rất lóng ngóng, đã biết nói gì đâu mà đòi bắt chuyện với người Mỹ, vậy là em trở nên trầm lặng lắm.
Bên chỗ em ở thời tiết đa số là lạnh quanh năm. Đêm tháng 10 mà lạnh tới 5 độ C. Nằm trong ký túc xá ngủ, không đêm nào là em không nhớ Việt Nam. Nhớ giọng ba mẹ, nhớ những đêm em sắp đi Mỹ, mẹ lên phòng nằm ôm em ngủ. Nửa đêm tỉnh giấc, nhớ mỗi buổi tối ra lan can nhìn xe cộ chạy cũng vui, vậy mà bây giờ nhìn ra bốn phía chỉ là màn đêm tối như mực. Cái lạnh xa nhà, cái vắng vẻ của sự cô đơn càng làm mình thêm tủi thân. Em nhớ có lần trường em có home coming, đó là tuần lễ ba mẹ vào trường thăm con mình. Lúc đó em đang ngồi an trưa một mình, tự nhiên nhìn qua bàn đối diện, thấy mẹ của một bạn người Hàn Quốc, bay qua đến Mỹ thăm bạn ấy, ngồi đút cho bạn ăn mà tự nhiên em lại chảy nước mắt.
Nhớ gia đình đã đành, lại còn nhớ mấy đứa bạn nối khố của mình ở Việt Nam nữa. Ngày em đi tụi nó ra sân bay tiễn lúc nửa đêm mà đứa nào cũng khóc. Sống ở Mỹ rối mới biết, tình cảm con người là quý lắm. Người Mỹ dù bên ngoài có thân thiện đến mấy thì người ta cũng nghĩ cho bản thân mình trước hết chứ không phải sống như Việt Nam. Khi đã học một năm ở Mỹ rồi, ngoài những giờ học trên lớp, em rất ít giao tiếp với các bạn trong các buổi party hay dance. Party ở Việt Nam có thể đơn giản đi ăn rồi đi chơi, còn các party ở đây thì không thể thiếu rượu mạnh, thuốc lá và thậm chí các loại thuốc gây kích thích nữa.
Đi du học là phải tự hứa nhiều lắm. Phải gan lỳ thì mới vượt qua được. Đôi khi thấy người ta thay đổi, từ một người thân thiện mình quen biết, trở thành người mình không nhận ra nữa, cũng là chuyện bình thường. Khi xã hội phát triển thì người ta luôn vướng bận đến chuyện kinh tế để rồi quên mất giá trị tinh thần còn quan trọng hơn nữa.
Em có biết người bạn, không chịu nổi với những áp lực ở đây nên đã quay về Việt Nam khi đang học giữa chừng. Bạn ấy đang phải điều trị tâm lý sau những tháng ngày sống trầm lặng ở đây.
Không thể nào giải thích rõ để người ta có thể hiểu hết được cuộc sống ở Mỹ là ra sao, chỉ khi họ bước vào cuộc mới có thể cảm nhận được. Em mong mọi người hãy chuẩn bị thật kĩ, cả về mặt tài chính lẫn tinh thần trước khi quyết định sang Mỹ để tránh sốc.
Theo Vnexpress