Quảng cáo của Google (TYVY không chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo)
|
|
Xu hướng các nền tảng học thuật trực tuyến đại trà (MOOCs) trong đào tạo đại học
Nguyễn Anh Tuấn1,2, Vũ Ngọc Bích2, Võ Trọng Cang2, Nguyễn Đình Điện3
1 Công ty TNHH TYVY, TYVY.net@gmail.com
2 Viện Quản trị Công nghiệp và Logistics IMALOG
3 Tập đoàn Bảo Hiểm Bảo Việt Tp.HCM
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về các nền tảng học thuật trực tuyến giúp giảng viên và sinh viên tiếp cận với các mô hình đổi mới về dạy và học dựa trên mạng internet được cung cấp và cập nhật bởi các cơ sở giáo dục đại học danh tiếng, cũng như các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Bài báo cũng sẽ phân tích một cách khách quan nền tảng đào tạo trực tuyến của tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt cho các khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm trong ngành logistics. Qua đó, các trường đại học có đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể tham khảo để phát triển các hệ thống học trực tuyến phù hợp.
Từ khóa: Hệ thống học trực tuyến; nền tảng học thuật trực tuyến đại trà (MOOCs); nền tảng quản lý học tập trực tuyến (LMS); nền tảng quản lý học liệu số (LCMS); bảo hiểm
Tại hội nghị bàn tròn do Ngân hàng Thế giới tổ chức vào tháng 07 năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ trẻ em đã phải học trực tuyến, với hơn 90% học sinh, sinh viên toàn thế giới buộc phải ở nhà. Việc đóng cửa các trường học kéo dài dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập, tâm sinh lý của học sinh và sinh viên, và rõ ràng đại dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng không tích cực đến nền kinh tế lẫn lĩnh vực giáo dục và đào tạo. [1]
Theo báo cáo của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) qua phân tích kết quả từ 330 phản hồi khảo sát nhận được từ các giáo viên, giáo sư, hiệu trưởng, đặc biệt có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở các bộ giáo dục, từ các mạng lưới trường tư, từ các tổ chức giáo dục quốc tế ở 98 quốc gia, trong số đó có một số tổ chức giáo dục có hoạt động ở nhiều quốc gia, cho thấy đại dịch đã gây ra một thách thức vô cùng lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các thách thức ở mức độ một vài đến mức độ nhiều được đó là: (xem hình 1) [2]
Nguyễn Anh Tuấn1,2, Vũ Ngọc Bích2, Võ Trọng Cang2, Nguyễn Đình Điện3
1 Công ty TNHH TYVY, TYVY.net@gmail.com
2 Viện Quản trị Công nghiệp và Logistics IMALOG
3 Tập đoàn Bảo Hiểm Bảo Việt Tp.HCM
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về các nền tảng học thuật trực tuyến giúp giảng viên và sinh viên tiếp cận với các mô hình đổi mới về dạy và học dựa trên mạng internet được cung cấp và cập nhật bởi các cơ sở giáo dục đại học danh tiếng, cũng như các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Bài báo cũng sẽ phân tích một cách khách quan nền tảng đào tạo trực tuyến của tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt cho các khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm trong ngành logistics. Qua đó, các trường đại học có đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể tham khảo để phát triển các hệ thống học trực tuyến phù hợp.
Từ khóa: Hệ thống học trực tuyến; nền tảng học thuật trực tuyến đại trà (MOOCs); nền tảng quản lý học tập trực tuyến (LMS); nền tảng quản lý học liệu số (LCMS); bảo hiểm
Tại hội nghị bàn tròn do Ngân hàng Thế giới tổ chức vào tháng 07 năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ trẻ em đã phải học trực tuyến, với hơn 90% học sinh, sinh viên toàn thế giới buộc phải ở nhà. Việc đóng cửa các trường học kéo dài dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập, tâm sinh lý của học sinh và sinh viên, và rõ ràng đại dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng không tích cực đến nền kinh tế lẫn lĩnh vực giáo dục và đào tạo. [1]
Theo báo cáo của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) qua phân tích kết quả từ 330 phản hồi khảo sát nhận được từ các giáo viên, giáo sư, hiệu trưởng, đặc biệt có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở các bộ giáo dục, từ các mạng lưới trường tư, từ các tổ chức giáo dục quốc tế ở 98 quốc gia, trong số đó có một số tổ chức giáo dục có hoạt động ở nhiều quốc gia, cho thấy đại dịch đã gây ra một thách thức vô cùng lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các thách thức ở mức độ một vài đến mức độ nhiều được đó là: (xem hình 1) [2]
- Sự sẵn sàng của hệ thống công nghệ (Availability of technological infrastructure), ở hầu hết các quốc gia châu Âu như Đan Mạch (Denmark), Na Uy (Norway), Ba Lan (Poland) 95% học sinh có máy tính để tham gia học trực tuyến, tuy nhiên ở Indonesia thì 66% học sinh không có máy tính, và ở Mỹ, 1 trong số 4 học sinh ở tuổi 15 tại các trường không có lợi thế về mặt kinh tế xã hội (socio-economically disadvantaged school) cũng không có máy tính để sử dụng ở nhà;
- Vấn đề về sức khỏe cảm xúc của học sinh và sinh viên (Addressing students emotional health);
- Đạt được sự cân bằng giữa các hoạt động không sử dụng màn hình và hoạt động có sử dụng các thiết bị số (Achieving the right balance between digital and screen-free activities);
- Thiếu sự sẵn sàng của ba mẹ / người giám hộ hỗ trợ việc học tại nhà (Lack of availability of parents/guardians to support learning at home);
- Sự quản lý hệ thống công nghệ (Management of technological infrastructure);
- Thiếu sự tương tác phù hợp với ba mẹ để điều phối việc học được điều chỉnh theo chương trình giảng dạy (Lack of adequate communication with parents to coordinate curriculum-aligned learning);
- Thiếu khả năng hoặc thiếu sự sẵn sàng ở các giáo viên để thích nghi với thay đổi yêu cầu bởi tình huống dịch (Lack of capability and willingness of teachers to adapt to changes required by the situation);

giai_phap_cong_nghe_-_mooc_trong_giao_duc_va_dao_tao_dai_hoc_-_tyvy.net.pdf | |
File Size: | 14926 kb |
File Type: |